Nếu người miền Bắc có tục chưng hoa đào thì người miền Nam lại thích chăm sóc hoa mai ngày Tết. Hoa mai còn tượng trưng cho một năm bình an, may mắn và phát tài. Chăm sóc mai vàng sau Tết được xem là khâu quyết định để mùa hoa năm sau nở rộ đúng dịp Tết.
Cắt tỉa cành mai sau tết có tác dụng gì?
Việc chăm sóc mai vàng sau Tết có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển và ra hoa của cây vào năm sau. Do đó, người nghệ nhân thường tiến hành chăm sóc hoa ngay sau khi vừa hết Tết.
Đầu tiên, bạn phải cắt tỉa hết các cành thừa, cành phát triển quá dài, nụ hoa chưa nở để năm sau hoa nở nhiều và đều hơn. Thông thường, việc này phải hoàn thành trước ngày 20 Âm lịch. Nếu không cắt tỉa, cây sẽ dễ bị suy kiệt do phải nuôi quá nhiều cành, dễ bị nhiễm nấm bệnh. Đây là nguyên nhân chính khiến mai nở sớm hơn hoặc chậm hơn so với Tết.
Mặt khác, mai vàng thường được trồng để tạo dáng. Do vậy, bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, đem lại những cành nhánh theo ý muốn.
Thời điểm nên cắt tỉa mai
Mai là một trong những loại cây cảnh nhìn có vẻ dễ chăm nhưng không phải vậy, để mai luôn khỏe mạnh và trổ bông đúng thời điểm tết thì bạn phải trải qua một quá trình dài chăm sóc và cắt tỉa.
Mai sau khi đã trổ Tết xong thì khoảng mùng 6 tết hoặc có thể tối đa khoảng 20 âm lịch là bạn cần phải cắt tỉa mai. Nếu bạn tỉa càng sớm thì khi mai sẽ được nuôi sớm và phát triển tốt hơn. Vì đối với mai chưng tết thì cây sẽ bị mất rất nhiều sức do bạn thường đặt trong nhà. Do đó nếu không cắt tỉa sớm mai không đủ sức để nuôi thân, nên cần phải cắt tỉa cành càng sớm càng tốt.
Mai sau khi chưng xong bạn mang cây ra ngoài cho có ánh sáng để cây quang hợp và tiến hành tỉa cảnh, hoặc có thể để khoảng 5 – 7 ngày để cây có đủ ánh sáng để quang hợp, rồi bấm xả cành cũng được. Riêng đối với những cây mai để bên ngoài, hoặc mai vườn thì bạn có thể xả sớm hơn vào mùng 6 âm lịch.
Tìm hiểu them Kỹ thuật cắt tỉa, xả tàn mai sau tết giúp mai phục hồi và phát triển tốt
Cách chăm sóc mai trong ngày Tết
Mai trồng trong chậu trong nhà
Bạn nên chăm lo tưới nước mỗi ngày hoặc tưới cách ngày 1 lần, nên tưới thẳng vào gốc và xịt nước tia nhỏ lên khắp tán lá. Tưới sáng sớm trước 9 giờ sáng hoặc lúc chiều mát để mai tươi tốt hơn.
Nếu có thể mỗi ngày đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt nhưng phải để mai trong bóng râm chứ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời để cung cấp năng lượng cho cây.
Mai trồng ở ngoài
Những chậu mai được chưng ngoài sân do được sống trong môi trường khá giống với tự nhiên nên sẽ không cần phải mất quá nhiều công sức để chăm sóc như chậu mai để chưng trong nhà, chỉ cần bón phân và chăm bón cho cây mỗi ngày để cây ra hoa đều và đẹp.
Xem thêm cách trị sâu ăn lá mai vàng hiệu quả nhất
Hướng dẫn kỹ thuật cắt uốn và tạo dáng cho mai vàng
Thời điểm để tạo dáng cây mai vàng thích hợp nhất
Theo những chuyên gia về chăm cây cảnh và hay chơi mai cho biết, khoảng vào cuối hè hoặc đầu tháng 7 chính là khoảng thời thích hợp để bạn uốn cành mai. Vì khoảng thời gian này cây phát triển tốt nhất, và sẽ ra chồi mới nhiều.
Đối với những cây sớm rụng lá, thì bạn không nên uốn cây vào đầu hay giữa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non vì cây dễ bị chảy nhựa nhiều.
Lựa chọn dây uốn cành mai
Dây uốn cành thường dùng nhất chính là chì, kẽm, đồng, dây có vải quấn quanh,…với những loại dây này bạn có thể dễ dàng mua được tại các cửa hàng chuyên về dụng cụ chăm sóc cây cảnh.
Đối với những cây mai tại vườn thì bạn nên dùng dùng loại dây có vải quấn quanh vì loại này bảo vệ cây tốt cũng như tránh nhiệt độ từ mặt trời hiệu quả, tránh làm hư cây. Tuy nhiên, với loại dây này thì thường có nhược điểm chính là dễ gây nấm mốc ở những vùng mưa nhiều.
Ngoài ra, bạn có thể chọn dây đồng, kẽm hoặc dây chì. Loại dây này dễ uốn, có thể sử dụng lại cũng như giá thành rẻ. Và dĩ nhiên, khi sử dụng dây này thì bạn tìm cách nên tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ cây khỏi bị bỏng.
Lưu ý: Bạn không nên dùng dây sắt để uốn cây vì chất liệu này dễ bị gỉ sét, dễ in hình lên thân cây không đẹp. Đặc biệt, dây sắt có thể phản ứng với nhựa gây độc làm chết cây.
Kỹ thuật tạo dáng cây mai vàng
Đầu tiên bạn cần phải uốn thân cây trước rồi mới đến cành chính, cuối cùng sẽ là các cành phụ quanh thân. Đồng thời, bạn cũng phải làm theo thứ tự uốn cành lớn trước mới đến cành nhỏ.
Nếu bạn muốn tạo dáng cho mai theo những hình dáng cố định thì bạn cần phải cắm một đầu dây vào mâm tạo điểm cố định, giúp hình dáng đẹp và vững hơn.
Khi quấn dây tạo dáng bạn không nên buộc quá chặt hoặc quá lỏng. Đường quần phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây thì mới chuẩn về đẹp. Sau khi quấn xong bạn tiến hành uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ theo hướng dây buộc để dây luôn được giữ chặt vào vỏ cây.
Bí quyết cắt tỉa cành mai sau Tết
Cần quan sát tổng thể cây mai trước khi thao tác
Quan sát tổng thể cây mai bao gồm hướng, cấu trúc phân cành, hình dáng gốc, kích thước lá,… Bạn hãy căn cứ vào hình dáng tổng thể bên ngoài để chọn mặt ngắm đẹp nhất, kết hợp với sự sáng tạo của bạn để có thể tạo hình dáng chuẩn nhất. Đồng thời, bạn cần xem xét tương quan giữa thân chính và các cành lớn để quyết định đến hướng sinh trưởng của cây sau này.
Xem thêm quy trình và kỹ thuật chăm sóc mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh
Tỉa các cành lớn
Dùng cưa cắt cành tại vị trí đã đánh dấu. Vết cắt phải phẳng, nhẵn. Dùng keo liền sẹo bôi lên để cây nhanh lành vết thương và tránh bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.
Đối với cành nhỏ
Bạn kéo cắt tỉa các cành nhỏ. Cành vượt gốc có thể cắt sát gốc cành để loại bỏ. Cành ngoài bìa tán thì cắt sửa theo hình dáng đã định. Lưu ý chồi mọc theo hướng nào thì cắt chừa lại mắt ngủ sát nách lá theo hướng đó. Vị trí cắt cách mắc tối thiểu 1cm.
Việc thay đổi môi trường cây sau khi tỉa cành cũng cần được chú trọng. Thường phải để trong mát khoảng 2 tuần mới đưa cây ra ngoài nắng. Khi lá ra đầy đủ thì có thể bón thêm một lượng phân vừa đủ lấp gốc. Không nên bón quá nhiều vì bộ rễ lúc này chưa hồi phục hoàn toàn sẽ không hấp thu hết, có thể dẫn đến cháy rễ, ngộ độc phân bón.
Hướng dẫn chăm sóc cây mai vàng giai đoạn sau vặt lá
Tưới đủ nước để cung cấp nước cho cây. Nếu đến “tết ông Táo” hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên cần xiết nước (ngưng tưới), đem phơi ngoài nắng (nếu trồng chậu) sau vài ngày thì tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm (45-500 C) đồng thời phun phân bón lá kích thích ra hoa để kích thích mai nở sớm cho đúng tết. Nếu hoa cái đã bung vỏ lụa trước “tết Ông Táo” thì mai sẽ nở trước tết nên cần phải hòa 10 – 20 gam phân urê/10 lít nước để tưới.
Đồng thời cần tưới bằng nước lạnh (có thể cho một ít nước đá vào) và dùng lưới bạt che nắng để hãm mai nhằm giúp hoa nở đúng tết. Đối với những năm nhuận, thường mai sẽ nở sớm hơn nên cần kéo dài thời gian bón phân thúc và tưới nước so với những năm thường để thời gian tăng trưởng thân lá lâu hơn, giúp mai nở đúng tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nilon che gốc để tránh mưa.
Chậu mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm mai mất nước nhiều rụng hoa và cả nụ sớm. Không nên để mai chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho mai quang hợp, chồi sẽ vươn dài, lá ra nhanh, hoa rụng sớm. Nên tránh để mai gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại cao cũng làm mai nở nhanh, chóng tàn. Nếu là cành mai cắm trong bình cần phải thui gốc ngay sau khi cắt để giữ nhựa và hạn chế vi khuẩn gây thối cành. Thay nước sạch nhiều lần hoặc cho mỗi lít nước 1 viên Aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa.
Bảng phân tích các yếu tố tác động đến việc trổ hoa nhanh hay chậm để đọc tham khảo và linh động xử trí cho từng chậu mai cụ thể:
Trổ nhanh (sớm)Trổ chậm (muộn)– Khí hậu ấm– Khí hậu lạnh– Tưới nhiều nước (sau khi lặt lá)– Tưới ít nước– Không ra chồi non– Ra chồi non– Ánh sáng buổi sáng rọi vào sớm hơn (khoảng trước 8h), rọi càng sớm càng trổ nhanh– Ánh sáng buổi sáng rọi vào trễ
Cách chăm sóc mai sau Tết
Mai trồng trong chậu
Sau Tết, việc đầu tiên mà người chơi mai cần làm là xử lý cây mai, phục hồi cho nó. Đem chậu mai ra ngoài sân nơi có ánh sáng nhẹ và thoáng mát để phơi khoảng 3-5 ngày. Lưu ý tránh để cây nơi ánh nắng gắt, bởi có thể làm cháy lá, khô cành.
Tiếp theo, cây mai nào có hoa chưa tàn hoặc nụ chưa nở thì dùng kéo bấm cắt bỏ, tránh hoa tạo hạt. Đồng thời, những cành quá dài hoặc nhiễm nấm, sâu bệnh cũng cần bị loại bỏ.
Sang đầu tháng 2, hãy dùng dụng cụ chuyên dụng tỉa bớt rễ già hoặc nhiễm nấm cho cây. Tỉa rễ bằng cách cắt móc xuống đất một vòng tròn quanh gốc, nhẹ nhàng để tạo bầu.
Sử dụng kéo bén để cắt những cộng rễ còn quá dài bên dưới bầu, chú ý giữ lại rễ cám để hút chất dinh dưỡng. Nên nhẹ tay đánh rơi bớt đất trong bầu cũ để rễ cây con mới có thể phát triển.
Bên cạnh đó, nên chuẩn bị chậu và đất trồng mới để thay chậu đổi đất cho cây. Chậu mới cần lớn hơn chậu cũ và là chậu cạn càng tốt.
Nếu trồng cây mai ngoài vườn thì nên lựa khoảng đất trên cao, thoáng và không bị ngập hay lẫn sạn, gạch đá.
Mai trồng ở ngoài
Tỉa cành cây
Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20 tháng Giêng. Tùy vào hình dạng và kích thước của mai mà bạn có cách tỉa cho phù hợp, có thể là tỉa theo dáng cây thông – cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.
Bạn dùng khoảng 1 thìa cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa, còn nếu không thì bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì.
Khi thấy cành mai không phát triển nhiều, bạn dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc.
Khi cây đã hồi lại thì bạn đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần. Làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh.
Lưu ý: ở thời điểm này do mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây, vì vậy cần pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lần đầu sau khi tỉa cành.
Việc tỉa tán rất quan trọng vì sẽ giúp tạo lại sáng, tán lá cho cây. Khi cành bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá – chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc thành nụ.
Vệ sinh cây
Sau khi tỉa cành mai xong thì công việc tiếp theo chính là vệ sinh cây.
Cách làm rất đơn giản có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu nấm mốc hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây, đặc biệt là những chỗ có nhiều nấm mốc.
Chú ý: tuyệt đối không để phân u-rê chảy xuống gốc (bạn có thể dùng túi ni-long để che gốc). Sau khi phun được khoảng 10 phút, dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra.
Một số mẹo để nuôi dáng mai đẹp
Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ.
Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn, làm mất đi dáng hình cũ.
Không được bỏ qua công đoạn thay đất khi chăm sóc cây mai, thay thế bằng loại đất mới cho cây. Việc làm này nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng.
Bạn nên phủ một lớp cát và phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt, sau đó cho một ít lớp đất trồng vào rồi mới tiến hành cho cây vào nén chặt.
Có thể việc chăm sóc mai vàng sau Tết không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Việc có được một gốc mai khỏe, đẹp cần rất nhiều công cắt tỉa, chăm bón. Nếu biết chăm sóc đúng cách, năm sau cây mai nhà bạn sẽ lại được phủ đầy những hoa và nụ. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn thực hiện thành công phương pháp trên.