Phân bón cho mai hiện nay đang được bán trên thị trường có rất nhiều loại, theo công dụng và thành phần thì chúng được chia ra thành 03 nhóm: phân bón NPK, phân hữu cơ và phân vi sinh (hữu cơ vi sinh). Mỗi một dòng sản phẩm có một hoặc vài công năng và thậm chí có những sản phẩm có cùng công dụng nhưng khác thương hiệu.
Bài viết dưới đây, mình xin tổng hợp lại "Top 09 loại phân bón cho mai vàng tốt nhất hiện nay", mỗi một loại sản phẩm mình sẽ giải thích cho bạn công dụng cũng như thành phần chính để bạn có thể hiểu rõ hơn. Từ đó, lựa chọn loại phân bón phù hợp cho từng giai đoạn của mai.
Top 09 Loại Phân Bón Cho Mai Bạn Nên Dùng
Mỗi một loại phân bón cho mai vàng sẽ có thành phần, cách dùng và thời gian dùng thích hợp cho từng giai đoạn của cây mai. Những sản phẩm mình liệt kê ngay bên dưới đây là tổng hợp và dùng cho mai tốt nhất trong chu kì sinh trưởng từng năm, mỗi một sản phẩm mình sẽ gợi ý giai đoạn cho bạn dùng. Cùng mình tìm hiểu ngay bên dưới nhé:
1. Phân Hữu Cơ Bounce Back (Úc)
Phân hữu cơ bounce back hay còn gọi là BB úc, một dòng phân bón hữu cơ được nhập khẩu 100% từ Australia (Úc). Sản phẩm với hàm lượng hữu cơ trên 40% cùng nguyên tố khoáng thiết yếu đi cùng với hạt Zeolite có khả năng tan chậm.
Thời gian: Dòng phân bón này nếu dùng cho mai tốt nhất là giai đoạn sau tết - đặc biệt là giai đoạn phục hồi mai sau tết và giai đoạn chuẩn bị ra hoa là tốt nhất.
Cách bón phân: Mỗi một gốc mai tán rộng 2m và trồng ngoài đất nên dùng khoảng 01 nắm tay phân bounce back. Riêng với mai trồng chậu, cứ mỗi chậu có đường kính 30 cm thì nên dùng 20 gram bounce back và nên bón cách gốc ít nhất 05 cm.
2. Phân Bón NPK 30-10-10+TE
Phân npk 30-10-10+te là dòng phân bón vô cơ, chứa hàm lượng khoáng đa lượng NPK lần lượt là 30%; 10% và 10%. Bên cạnh nguyên tố đa lượng, chúng có bổ sung thêm TE (khoáng trung vi lượng) giúp cây sinh trưởng, phục hồi và ra chồi, giữ lá mai xanh tốt.
Thời gian: Với dòng phân bón này dùng tốt nhất cho mai giai đoạn từ sau tết nguyên đán cho đến trước tháng 07 âm lịch. Với giai đoạn mùa mưa nên đẩy mạnh sử dụng để kích chồi, giữ lá mai luôn xanh và phát triển mạnh mẽ.
Cách sử dụng: Pha mỗi 02 - 05 gram/lít nước, tưới quanh gốc mai. Sau đó, tưới thêm một lần nước sạch lên, nên dùng lại sau mỗi 15 - 30 ngày.
3. Phân Bánh Dầu Đậu Phộng Đã Qua Xử Lý
Bánh dầu đầu phộng hay còn gọi là phân bánh dầu đã qua xử lý, là một dạng phân bón chứa nhiều đạm và chất hữu cơ. Phân bánh dầu đã và đang được người trồng mai sử dụng hơn 05 năm gần đây, hiệu quả phục hồi mai sau tết rất tốt, lá xanh mượt, đâm chồi nảy tược khá mạnh.
Thời gian: Với dòng phân bánh dầu với đặc thù riêng, bạn nên dùng loại phân bánh dầu đã qua xử lý. Sản phẩm này bón cho cây mai tốt nhất là giai đoạn phục hồi mai sau tết và trước giai đoạn mùa mưa.
Cách dùng: Cứ mỗi 100 gram rắc lên bề mặt chậu trồng mai cách gốc 05 cm, phủ một lớp đất lên trên rồi tưới nước chăm sóc. Hoặc có thể ngâm 30 - 50 gram bánh dầu vô 01 lít nước, rồi tưới vào gốc cho cây mai.
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa hoa mai vàng ngày tết
4. Phân Bón Hữu Cơ Nippon Yoki Nhật Bản
Nippon Yoki hay còn gọi là phân gà nhật (Dynamic 3-4-3), là dòng phân bón hữu cơ đậm đặc với hàm lượng hữu cơ 50%. Bên cạnh đó, chúng còn chứa thêm nhiều nguyên tố khoáng npk và trung vi lượng như: sắt, đồng, kẽm, magie,.. Giúp cây mai sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.
Thời gian: Nippon yoki có thể bón được quanh năm cho cây mai. Tuy nhiên, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại phân bón khác để cây có đủ dinh dưỡng, phát triển tốt nhất.
Cách bón phân: Cào nhẹ bề mặt đất trồng mai, bón cách gốc một khoảng rồi phủ đất lên. Tưới nước và chăm sóc mai bình thường sau đó cứ 01 tháng bón lại 1 lần.
5. Phân Bón NPK 10-55-10+Te
Phân bón NPK 10-55-10+te hay các dòng phân bón siêu lân khác đều được sử dụng cho cây mai rất tốt. Chúng có công dụng chính yếu nhất đó chính là: kích rễ và đánh thức mầm ngủ hoa, giúp hoa mai trổ đồng loạt vào tết âm lịch.
Thời gian: Với dòng phân bón NPK 10-55-10+te nói riêng và siêu lân nói chung, dùng tốt nhất cho mai giai đoạn sau tết (cần kích lại rễ) và giai đoạn kích hoa chuẩn bị ra hoa tết là tốt nhất.
Cách dùng: Pha 08 - 10 gram cho 8 lít nước, phun thật đều và đẫm lên trên cây mai (nếu cần kích hoa) và tưới gốc (nếu cần kích rễ cho cây mai). Định kỳ 07 ngày tưới 01 lần trong khoảng 2 - 3 lần.
6. Phân Hữu Cơ Agrimartin (Bỉ)
Phân hữu cơ agrimartin hay còn gọi là phân hữu cơ Bỉ, một dòng phân bón nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam. Sản phẩm chứa hàm lượng hữu cơ lên đến 70%, NPK chiếm tỉ lệ 322 và các loại acid humic, acid fulvic cần bằng giúp kích thích ra rễ, dưỡng chồi, dưỡng lá và giúp cây khỏe, đâm nhiều tược hơn.
Thời gian: Phân hữu cơ bỉ dùng tốt nhất cho mai từ giai đoạn phục hồi sau tết cho đến tháng 09 âm lịch, giai đoạn gần tết hoặc đóng nụ không nên dùng sản phẩm này nữa mà nên bổ sung thêm phân bón có thành phần khác.
Cách bón: Cứ mỗi 1m2 đất thì bón từ 100 - 200 gram, rãi đều phân hữu cơ này lên trên bề mặt. Nếu kĩ bạn có thể trải một lớp đất lên phía trên để cây mai hấp thu dinh dưỡng tối đa nhất.
7. Phân NPK 20-20-15 Đầu Trâu Bình Điền
Ở vị trí thứ 07 này là một loại phân bón chẳng xa lạ gì với người trồng mai lâu năm - đó chính là phân NPK 20-20-15 đầu trâu bình điền. Sản phẩm này được người trồng mai sử dụng phổ biến và rất nhiều vì tính đa năng của sản phẩm này khi vừa kích rễ, dưỡng chồi lá, dưỡng hoa và kích ra hoa tập trung.
Thời gian: Như đã nói ở trên, phân NPK 20-20-15 được dùng trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của mai trong một năm. Nên bạn có thể an tâm mà sử dụng nhé.
Hướng dẫn cách bón: Bón 20 gram/chậu trồng mai, có thể hòa vô 02 lít nước rồi tưới đều được. Định kỳ bón lại sau từ 20 - 25 ngày.
8. Phân Trùn Quế Hữu Cơ
Phân trùn quế cũng là một trong những loại phân bón mà nhiều người trồng mai sử dụng, thật ra sản phẩm này có tính đa năng nên nhiều người ưa chuộng. Bởi vì, nó có chứa các chất hữu cơ, auxin cùng các nguyên tố khoáng giúp cho rễ mai phục hồi nhanh, cây khỏe, lá xanh mượt và ra chồi tốt hơn.
Thời gian: Về mặt chung thì phân trùn quế dùng được cho tất cả các giai đoạn, nhưng mình khuyên chỉ nên dùng giai đoạn sau tết âm lịch. Còn các giai đoạn còn lại nên bón các loại phân chuyên dùng và thiết yếu cho mai ở từng giai đoạn đó sẽ tốt hơn.
Liều bón: Nếu bạn thay đất trồng mai, bạn cứ trộn khoảng 20% phân trùn quế vô đất trồng. Còn nếu bạn không thay đất mà chỉ bón phân, nên dùng phân trùn quế viên nén với liều bón 100 gram/chậu trồng có đường kính 30 cm trở lên.
Xem thêm Hướng dẫn cách chọn cây mai đẹp , giống mai vàng đẹp chưng tết
9. Phân Bón Hữu Cơ Saitama (Bác Sĩ Cây Trồng)
Ở vị trí này có lẽ là một sản phẩm khá mới, đó chính là phân hữu cơ vi sinh SAITAMA - một dòng hữu cơ vi sinh xuất xứ từ Hàn Quốc, sản phẩm này còn có một tên gọi khác đó là Bác Sĩ Cây Trồng. Điều đặc biệt ở sản phẩm này đó chính là hàm lượng hữu cơ chiếm 50% và bổ sung hơn 05 chủng vi sinh có lợi cho đất trồng và rễ của cây. Từ đó giúp đất tơi xốp, rễ phát triển, hạn chế bệnh rễ và cung cấp dinh dưỡng cho cây mai hấp thu tuyệt đối.
Thời gian: Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh saitama dùng được cho tất cả các giai đoạn, nhưng tốt nhất là vào mùa mưa vì khi này nấm bệnh phát triển mạnh và saitama phát huy tác dụng mạnh nhất để ngăn ngừa, phòng bệnh cho cây mai tốt nhất.
Liều bón & cách bón: Nên bón cách gốc 10 cm, bon liều khoảng 70 gram/chậu trồng mai. Bón xong phủ một lớp đất trồng lên để giúp vi sinh vật bản địa bên trong phân bón phát triển mạnh nhất. Định kỳ 20 ngày bón lại 01 lần.